THÔNG TIN Y HỌC
Biến Chứng Cấp Tính Của Bệnh Đái Tháo Đường Và Biện Pháp Phòng Ngừa
Bài viết sẽ cung cấp cho bạn đọc một số thông tin về biến chứng cấp tính của bệnh ĐTĐ bao gồm do tăng đường huyết (hôn mê do nhiễm ‘toan ceton’, hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu) và do hạ đường huyết.
Hôn mê do nhiễm toan ceton – thường gặp ở ĐTĐ típ 1 hơn ĐTĐ típ 2.
Khi insulin thiếu, quá trình thoái biến và chuyển hóa acid béo trong cơ thể bị rối loạn, sản phẩm trung gian đó là ceton, nồng độ ceton tăng cao gây toan máu. Nhiễm toan ceton có thể xảy ra khi nhiễm trùng, căng thẳng, hoặc chấn thương làm tăng nhu cầu insulin của cơ thể. Các triệu chứng của nhiễm toan ceton bao gồm buồn nôn, nôn và đau bụng, hơi thở có mùi ceton.
Hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu - thường gặp ở ĐTĐ típ 2 hơn, các yếu tố như stress, nhiễm trùng, và một số loại thuốc (như corticosteroids) cũng có thể dẫn đến lượng đường trong máu tăng cao bất thường. Mức đường máu cao kèm theo mất nước làm gia tăng độ thẩm thấu của máu, tình trạng này ngày càng trầm trọng hơn và dẫn đến hôn mê. Giống như hôn mê do nhiễm toan ceton, hôn mê thẩm thấu là tình trạng cấp tính, cần lập tức điều trị ngay với truyền dịch tĩnh mạch và insulin.
Hạ đường huyết - có nghĩa là lượng đường trong máu thấp bất thường dưới 70 mg/dl (3,9 mmol/l). Các triệu chứng hay gặp là toàn thân mệt mỏi, vã mồ hôi, run, lo âu, mờ mắt, nhức đầu, thay đổi hành vi, dễ bị kích thích, giảm khả năng chú ý, ngủ gà. Nếu không điều trị, lượng đường trong máu thấp có thể dẫn đến hôn mê, co giật, và trong trường hợp xấu, gây chết não dẫn đến tử vong, thường xảy ra khi đường huyết < 40 mg/dl. Trong một số trường hợp các triệu chứng có thể xảy ra ở mức đường máu cao hơn hoặc thấp hơn, thậm chí không có triệu chứng hạ đường huyết. Nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến mức đường trong máu thấp là sử dụng quá liều insulin hoặc các thuốc hạ đường huyết nhóm sulfamid; hoặc có thể là kết quả của việc thiếu năng lượng do ăn uống quá kiêng khem hoặc vận động gắng sức quá mức.
Đặc biệt lưu ý ở những bệnh nhân lớn tuổi thường có nhiều bệnh lý khác kèm theo như tim mạch, bệnh lý thần kinh, chức năng thận và chức năng gan bị suy giảm nên các biến chứng cấp tính xảy ra thường nặng và tỷ lệ tử vong cao hơn người trẻ.
Ngày đăng: 17/09/2018
Ngày đăng: 19/10/2018
Ngày đăng: 21/10/2019
Ngày đăng: 21/10/2019
Ngày đăng: 06/09/2022
Ngày đăng: 09/09/2022
Ngày đăng: 13/09/2022
Ngày đăng: 20/09/2022
Ngày đăng: 20/09/2022
Ngày đăng: 02/11/2022
Ngày đăng: 21/11/2022
Ngày đăng: 14/03/2023
Ngày đăng: 15/03/2023
Ngày đăng: 18/04/2023
Ngày đăng: 04/05/2023
Ngày đăng: 13/05/2023
Ngày đăng: 16/06/2023
Ngày đăng: 23/06/2023
Ngày đăng: 23/06/2023
Ngày đăng: 05/07/2023
Ngày đăng: 28/07/2023
Ngày đăng: 30/08/2023
Ngày đăng: 11/09/2023
Ngày đăng: 18/09/2023
Ngày đăng: 28/09/2023
Ngày đăng: 11/10/2023
Ngày đăng: 11/10/2023
Ngày đăng: 11/10/2023
Ngày đăng: 12/10/2023
Ngày đăng: 13/10/2023
Ngày đăng: 18/10/2023
Ngày đăng: 22/11/2023
Ngày đăng: 01/12/2023
Ngày đăng: 15/03/2024
Ngày đăng: 15/03/2024
Ngày đăng: 03/04/2024
Ngày đăng: 15/04/2024
Ngày đăng: 04/05/2024
Ngày đăng: 04/05/2024
Ngày đăng: 20/05/2024
Ngày đăng: 07/06/2024
Ngày đăng: 10/06/2024
Ngày đăng: 12/06/2024
Ngày đăng: 21/06/2024
Ngày đăng: 12/07/2024
Ngày đăng: 15/08/2024
Ngày đăng: 16/08/2024
Ngày đăng: 27/08/2024
Chiều 18/5, Công đoàn ngành Y tế tỉnh Quảng Nam tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng công chức, viên chức, người lao động...